spot_img
Trang chủHóngLucid dream là gì? Điều khiển giấc mơ có hiểm họa gì?

Lucid dream là gì? Điều khiển giấc mơ có hiểm họa gì?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua hiện tượng Lucid dream. Vậy Lucid dream là gì và liệu nó có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn?

Lucid dream là gì?

Lucid dream là giấc mơ sáng suốt xảy ra khi chúng ta nhận thức được mình đang mơ. Khi tỉnh giấc, bạn vẫn nhớ được những sự việc trong mơ cùng với suy nghĩ và cảm xúc của mình. Đôi khi, bạn còn có thể điều khiển lucid dream bằng việc thay đổi nhân vật, môi trường, hoặc cốt truyện.

Nghiên cứu chỉ ra 55% người đã từng có ít nhất một giấc mơ sáng suốt trong cuộc đời mình. Nhưng chỉ 23% người trải qua giấc mơ sáng suốt ít nhất một lần mỗi tháng.

Nguồn gốc của Lucid dream

Theo quan niệm của Phật giáo, những Phật tử Tây Tạng và Bonpo đã luyện tập phương pháp “dream yoga” để có thể duy trì nhận thức trong giấc mơ. Hiện tượng giấc mơ sáng suốt cũng được nhắc đến trong nhiều tài liệu của Hy Lạp cổ.

Năm 1913, tác giả và bác sĩ tâm thần người Hà Lan Frederik (Willem) Van Eeden cũng đã đặt ra thuật ngữ lucid dream trong bài báo “A Study of Dreams” của mình.

Nguồn gốc của Lucid dream

Lucid dream tốt hay xấu?

Lợi ích của lucid dream

Lucid dream thường được sử dụng để hoàn thành những mong muốn còn dang dở, vượt qua nỗi sợ và chữa các bệnh liên quan đến tâm lý, cụ thể:

  • Giảm ác mộng: Lucid dream giúp bạn dễ dàng nhận thức được cơn ác mộng mà mình đang trải qua là không có thật và học được cách thay đổi chúng bằng những hình ảnh dễ chịu hơn trong giấc mơ.
  • Giảm các triệu chứng lo lắng, căng thẳng: Khi học được cách làm chủ giấc mơ sẽ giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ và có quyền tự quyết trong lúc mơ.

Lucid dream tốt hay xấu?

  • Tăng khả năng vận động: Sau khi trải qua lucid dream, vỏ não trước của bạn sẽ được kích hoạt, nhờ vậy, lucid dream có thể giúp những người khuyết tật phục hồi phần nào thể chất.
  • Tăng khả năng sáng tạo: Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy những người làm công việc sáng tạo dễ rơi vào trạng thái lucid dream hơn nhờ vào khả năng gợi nhớ và tưởng tượng tốt của mình. Ngược lại, lucid dream cũng hỗ trợ làm tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của chúng ta.

Tác hại của lucid dream

Ngoài những tác dụng tích cực trên, thì vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều xoay quanh lucid dream, chẳng hạn:

  • Gây rối loạn giấc ngủ: Những phương pháp hướng dẫn để đi vào lucid dream thường làm gián đoạn giấc ngủ của người đang luyện tập, từ đó dẫn đến việc ngủ không đủ giấc và gây ra nhiều hậu quả như căng thẳng hay trầm cảm kéo dài.
  • Tình trạng mất kết nối với thế giới thực: Việc cuộc sống thực và giấc mơ của bạn thường xuyên chồng chéo lên nhau dẫn đến việc khiến bạn mất kết nối với chính bản thân hoặc môi trường xung quanh, gây ra tình trạng “nửa thật nửa mơ”.

Các cách luyện tập Lucid dream đơn giản

Nhẩm đi nhẩm lại một cụm từ trong đầu trước khi ngủ để não của bạn có thể tự “lập trình” sự minh mẩn trong quá trình mơ.

Thức giấc rồi quay về giường

Đầu tiên, hãy để cơ thể đi vào giấc ngủ sâu cho đến khi não bộ hoạt động tích cực, tức là sau khoảng 6 giờ sau đó thức dậy. Kích thích não bộ hoạt động trong giai đoạn này giúp bạn có ý thức trong giấc mơ.

Sau đó, hãy tập trung não bộ vào một việc gì đó trong khoảng 20 phút đến 60 phút rồi cố gắng quay trở lại giấc ngủ. Lúc này, bạn có thể phần nào điều khiển giấc mơ của mình.

Luyện tập trước khi ngủ

Bước 1: Lúc cơ thể đã mệt mỏi sau 1 ngày dài, bạn bắt đầu nằm ngay ngắn trên giường.

Bước 2: Cho hai tay duỗi thẳng và cặp sát vào thân, mắt nhắm hờ nhưng phải giữ tỉnh táo, tránh chìm vào giấc ngủ ngay.

Bước 3: Nằm thật im như đang ngủ. Lúc đó, não sẽ phát tín hiệu kiểm tra xem cơ thể đã sẵn sàng ngủ thật chưa bằng những dấu hiệu nhỏ như ngứa ngẫu nhiên, ngáp, chớp mắt hoặc di chuyển tròng mắt. Bạn phải nằm thật yên, mặc kệ những dấu hiệu của cơ thể mình.

Các cách luyện tập Lucid dream đơn giản

Bước 4: Sau 20-30 phút nằm ở tư thế này, cơ thể bạn sẽ bắt đầu ngủ thật. Ngực bắt đầu cảm thấy bị đè nặng, tai bắt đầu nghe những tiếng động lạ, toàn thân cứng đờ không thể cử động (dân gian thường gọi là tình trạng bóng đè)

Bước 5: Ngay lúc này, khi bạn mở mắt ra, bạn sẽ bắt đầu thấy ảo giác, đó là sự bắt đầu của Lucid Dream, lúc này bạn có thể luyện tập để điều khiến giấc mơ của mình.

Hãy truy cập TinhayVIP.com mỗi ngày để đón đọc thêm thông tin mới nhé!

Có thể bạn quan tâm:

spot_img
TIN HOT 🔥
Đừng bỏ lỡ
Tin mới cập nhật